Tình hình sản lượng sản xuất gạo thế giới 6 tháng đầu năm 2021

Trong 6 tháng đầu 2021, sản lượng sản xuất gạo thế giới 259,75 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu 6 tháng đầu 2021 ước khoảng 253,3 triệu tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản xuất gạo toàn cầu 6 tháng đạt 256,1 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu 6 tháng đầu 2021 đạt 260,4 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2020. Còn theo IGC ước tính sản lượng tiêu thụ gạo 6 tháng ở mức 255 triệu tấn, tăng 0,22%.

Thái Lan: Trong 6 tháng năm 2021, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn gạo với giá trị 1,382 tỷ USD, giảm 21,03% về lượng và 28,14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) Charoen Laothammatha, so với mục tiêu đặt ra cho cả năm 2021 là 6 triệu tấn với trị giá 5 tỷ USD, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo trong năm nay. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2021, số lượng gạo xuất đi của Thái Lan chỉ bằng gần 80% số lượng cùng kỳ năm ngoái.

Gạo Thái Lan đắt hơn đối thủ cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến doanh số bán. Đây là kết quả của việc đồng baht nội địa tăng giá và hạn hán.

Việc xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm liên tục ở nhiều thị trường như có thể thấy được từ số liệu xuất khẩu sang các nước láng giềng như Malaysia. Bộ Thương mại Thái Lan đã phối hợp với hiệp hội để thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu gạo chính của nước này gồm: tăng trưởng 4,8% gạo Hoa nhài đối với các thị trường cao cấp và 5,2% về doanh số bán gạo thơm; tăng trưởng 4,7% xuất khẩu gạo trắng nói chung và 4,9% đối với gạo đồ; tăng 3,6% xuất khẩu gạo nếp và 12,5% đối với gạo lứt và gạo xát 12,5% sang các thị trường chuyên biệt. Đồng thời, Bộ Thương mại sẽ thúc đẩy thị trường giao dịch gạo giữa chính phủ với chính phủ (G2G).

Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht (khoảng 4 tỷ USD), giảm 32% về lượng và 25% về giá trị so với năm trước đó. Năm ngoái, Thái Lan chỉ xuất khẩu được tổng cộng 5,7 triệu tấn gạo.

Giá gạo Thái Lan cao hơn hầu hết đối thủ cạnh tranh như Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Các loại gạo của Thái Lan không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, gần đây vẫn còn tồn tại vấn đề giá cước tăng ảnh hưởng đến giá xuất khẩu gạo của Thái Lan.

Campuchia: Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu 280.450 tấn gạo, giảm 117.210 tấn, tương đương 29,47% của sản lượng 397.660 tấn của 6 tháng đầu năm 2020.

Mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu trong nửa đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020, nhưng tương tự như cùng kỳ năm 2017, 2018 và 2019. Kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 266,6 triệu USD, chỉ đạt 20.267 triệu USD.

Về thị trường xuất khẩu, các thị trường gạo xuất khẩu chính của Campuchia gồm 20 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), với tổng khối lượng 67.136 tấn trong sáu tháng đầu năm nay, giảm 68.440 tấn (tương đương 50,48%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng gạo Campuchia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 143.293 tấn, giảm 4.656 tấn, tương đương giảm 3,15%. Còn xuất khẩu gạo của Campuchia sang thị trường của 5 nước thành viên khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 7.136 tấn (giảm 25.851 tấn, tương đương 48,79%).

Ngoài ra, Campuchia xuất khẩu sang 21 thị trường khác với tổng lượng đạt 42.885 tấn trong nửa đầu năm 2021, giảm 18.263 tấn, khoảng 29,87% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện tại, Campuchia có 56 nhà xuất khẩu gạo, trong đó 10 nhà xuất khẩu lớn nhất đạt sản lượng 203.847 tấn (tương đương 72,69%) và 46 doanh nghiệp khác với sản lượng xuất khẩu đạt 76.603 tấn (tương đương 27,31%).

EU: Theo số liệu xuất nhập khẩu mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU), tính từ ngày 1/9/2020 đến ngày 20/6/2021 của niên vụ 2020-2021, EU và Anh đã xuất khẩu tổng cộng 257.412 tấn gạo xay xát, tăng khoảng 8,3% so với 237.663 tấn của cùng kỳ của niên vụ trước. Trong đó, xuất khẩu gạo Japonica đạt 192.311 tấn và xuất khẩu gạo Indica đạt tổng cộng 65.101 tấn.

Nepal: Nông dân Nepal bắt đầu các hoạt động gieo trồng lúa năm 2021 vào ngày trồng lúa quốc gia 29/6/2021. Lúa được trồng ở vùng đồng bằng Tarai, dọc theo Thung lũng Himalaya và lên đến 3.200 mét ở Thung lũng Jumla. Trong vài năm qua, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng thu hoạch tăng cao. Sản xuất gạo năm 2020 đạt 5,62 triệu tấn gạo, tăng khoảng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Nepal cũng phụ thuộc vào nhập khẩu gạo do sản xuất không đủ đáp ứng tiêu dùng. Nepal đã nhập khẩu gạo trị giá 39 tỷ Rupi từ tháng 8/2020 đến tháng 4/2021, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu từ Ấn Độ.

Hàn Quốc: Đầu tháng 7, USDA công bố bảng cân đối gạo mới nhất của Hàn Quốc trong năm tài chính 2021-2022 (tháng 11/2021 - tháng 10/2022). Theo báo cáo, cơ quan này đã nâng dự báo về diện tích thu hoạch lúa, sản lượng gạo xay và lượng dự trữ cuối kỳ so với ước tính chính thức trong năm tài chính 2020-2021. Bên cạnh đó, cơ quan này đã hạ dự báo tiêu thụ và nhập khẩu gạo của Hàn Quốc không thay đổi so với ước tính chính thức của USDA. Theo Hạn ngạch thuế quan (TRQ) năm 2021 cho đến nay, Hàn Quốc đã mua 205.106 tấn gạo để giao vào năm 2021, chiếm 50% tổng TRQ. Việc giao hàng thực tế cho phần còn lại của TRQ dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2022. Trong TRQ gạo, hạn ngạch quốc gia cụ thể (CSQ) đối với năm nhà xuất khẩu gạo lớn là: Hoa Kỳ (132.304 tấn); Trung Quốc (157.195 tấn); Việt Nam (55.112 tấn); Thái Lan (28.494 tấn); Úc (15.595 tấn); và Tối huệ quốc (MFN) (20.000 tấn)

Indonesia: Công ty nông nghiệp quốc doanh của Indonesia Sang Hyang Seri đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với chính phủ Saudi Arabia để xuất khẩu gạo. Hiện, hai công ty này vẫn chưa thống nhất về giá cả.

dtnkhanh
Nguồn tin: tổng hợp từ nhiều nguồn