THU HOẠCH LÚA

1. Thu hoạch lúa như sau: - Thời gian thu hoạch: sau trỗ 25-30 ngày - Thời điểm thu hoạch: lúa chín 85%, 90% và 95%. Thu hoạch không đúng thời gian sẽ gãy và bớt trong hạt gạo, nông dân có thói quen để lúa chín mới thu hoạch sẽ không tốt. - Biện pháp thu hoạch: Dùng liềm hoặc Thu hoạch cơ giới (máy gặt nhỏ và máy gặt đập liên hợp). - Thất thoát sau thu hoạch: khoảng 10-12%. - Thu hoạch, suốt, vận chuyển, phơi sấy bảo quản: 8-9% - Gặt đập liên hợp giảm 2-3% thất thoát.

Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, ưu và nhược điểm khi sử dụng máy gặt đập liên hợp:

Ưu điểm: Hiệu suất cao: 2,5-3 ha/ngày; Thất thoát ít; Đảm bảo thời vụ; Đáp ứng được trên diện rộng với giá thành thấp.

Nhược điểm: Chi phí ban đầu cao: 500 triệu/máy Kubota; Không làm việc được trên ruộng có diện tích nhỏ; Với ruộng lúa đổ hoàn toàn thì độ sót cao.

Điều kiện máy gặt đập liên hợp làm việc thuận lợi: Diện tích lô thửa rộng; Giao thông nông thôn thuỷ, bộ thuận lợi cho máy đi lại; Quản lý nước trên đồng ruộng, rút khô ruộng trước thu hoạch; Cày ải hàng năm tạo tầng đế cày, tránh bị lầy lún; Mặt ruộng tương đối bằng phẳng; Giải pháp canh tác tốt tránh lúa đổ ngả lúc thu hoạch; Chọn máy thích hợp: gặt rải hàng, gặt đập liên hợp.

2. Kỹ thuật làm khô hạt bằng phơi, sấy

- Độ ẩm bảo quản hạt 13-14%.

- Phơi sấy khô từ từ, tránh gẫy: 

  • Phơi 3 nắng, khi phơi đảo liên tục;
  • Sấy bằng hệ thống quạt không khí nóng: 40-45oC

Các loại máy sấy công nghiệp

  • Máy sấy tĩnh vỉ ngang: phổ biến
  • Máy sấy tầng sôi
  • Máy sấy tháp tuần hoàn liên tục hoặc theo mẻ (ở các DN 500T/ngày)
  • Máy sấy tháp kết hợp máy sấy tầng sôi

3. Cất trữ bảo quản

  • Gạo bảo quản ngắn 30-60 ngày (như bảo quản thóc).
  • Sau phơi khô thì quạt sạch rồi đóng bao.
  • Kho cần được khử trùng và dọn sạch.
  • Ở hộ gia đình, thóc cho vào bồ, thùng.
  • Đặt nơi khô ráo, thoáng mát, xếp bao cách tường 40-50 cm, cách nền kho 20-30 cm.
  • Thường xuyên kiểm tra mốc, mọt, chuột.
  • Dịch hại, ẩm mốc xuất hiện thì xử lí ngay.
  • Phơi lại sau 5 tháng.

Thiện Ngọc