CƠ CẤU GIỐNG LÚA

Khi chọn giống, nông dân cần phải nắm rõ nguyên tắc như sau: - Chọn giống phù hợp vùng sinh thái: cứng cây, chịu phèn, kháng hoặc ít nhiễm sâu bệnh. - Sử dụng các giống lúa ngắn ngày. Bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng cùng trà, liền vùng để thuận tiện cho cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm và thu hoạch tập trung. - Có nhiều ưu điểm: dễ trồng, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao - Có đầu ra: ưu tiên cho giống có hợp đồng bao tiêu

Mỗi một vùng sinh thái khác nhau lại có những cây trồng đặc trưng cho các vùng đó, mà trên cơ sở mỗi loại cây trồng hay mối giống lúa lại thích ứng với từng điều kiện sinh thái khác nhau. Để chọn giống lúa cần nắm rõ điều kiện tự nhiên của vùng từ đó chọn giống lúa thích hợp cho vùng đó.

Đồng bằng song Cửu Long có 3 vùng trồng lúa là vùng ven biển nhiễm mặn, phèn; vùng nước lợ; vùng nước ngọt. Tương ứng với các giống lúa:

Vùng ven biển, nhiễm mặn, phèn

Giống lúa chịu hạn, mặn trung bình khá

OM 6976, OM 2517, OM 5629, OM 8017, OM 9921, OM 6677, OM 4900, OM 5451, ST5,...

Vùng nước lợ

Giống OM5451, OM 2017, OM6377, OM6677, OM7347, OM2514, OM2017… lúa lai HR182, BTE1…

Vùng nước ngọt

Giống chủ lực: IR50404, OM2517, OM576, AS996, OM5451, OM6976, OM5472...

Giống bổ sung: ST5, OMCS2000, Jasmine 85, Đài thơm 8, OM4900, OM7347, RVT, VD20

Nhìn chung, có thể thấy xu hướng chuyển đổi rõ nét về cơ cấu giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là tăng nhanh sử dụng giống lúa cực ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 88-95 ngày trong điều kiện sạ) thích nghi cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Việc canh tác các giống cực ngắn ngày giúp tiết kiệm chi phí, nước tưới, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng vụ.

Thiện Ngọc