CHĂM SÓC, PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN RUỘNG LÚA

Chăm sóc tốt lúa sau khi gieo sạ nhằm tăng năng suất và chất lượng hạt lúa khi thu hoạch là việc làm vô cùng quan trọng.

1. Chăm sóc

Tưới nước:

Tưới nước tiết kiệm theo phương pháp ngập khô xen kẽ, trước và sau trổ 7 ngày không được để ruộng khô nước, tháo cạn nước ruộng ở thời điểm 10-15 ngày trước thu hoạch để lúa chín đều và dễ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Cấy dặm:                 

Lúa khoảng 12-18 ngày, tiến hành cấy dặm những nơi bị chết; tỉa những noi mật độ quá dày.

Khử lẫn:

Thường xuyên khử lẫn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, khâu khử lẫn thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch

2. Phân bón

Phương pháp bón: Rút nước khi bón phân, nên giữ mực nước 1-3 cm

Bón phân cho lúa theo Công thức: 80-100N, 40-60P2O5; 30-50K2O; có thể sử dụng phân đơn hay phân hỗn hợp nhưng phải đảm bảo cân đối các dưỡng chất và tùy theo điều kiện sinh trưởng, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống lúa đang canh tác mà gia giảm thời gian bón và số lượng phân bón; tăng cường bón phân hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

3. Quản lý dịch hại

Thăm đồng thường xuyên, không phun thuốc trừ sâu sớm trong giai đoạn từ 0 đến 40 ngày sau sạ. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, thuốc có nguồn gốc vi sinh và phải tuân thủ theo khuyến cáp của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương và theo nguyên tắc “4 đúng”. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian 2 tuần trước khi thu hoạch, không lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng để tránh ảnh hưởng đến phẩm chất hạt gạo.

Thiện Ngọc